Hướng dẫn thi công tấm pvc foam
Tấm ốp tường không chỉ có tác dụng bảo vệ bức tường nhà bạn, tăng tuổi thọ của ngôi nhà mà còn mang đến tính thẩm mỹ, trang trí cho không gian.
Với những đặc tính ưu việt phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam: chịu nước tuyệt đối, không ẩm mốc, mối mọt; vật liệu nhẹ với độ bền vượt trội… ván nhựa pvc foam được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn làm tấm ốp tường.
Giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng và các nhà thi công nội thất, pvc foam xin giới thiệu cách thi công tấm ốp tường:
Bước 1: Chuẩn bị hệ khung xương
– Phương án 1: Hệ khung xương làm từ tấm tiêu chuẩn pvc foam dày 10mm và cắt decal các thanh xương có độ rộng 40mm.
– Phương án 2: Hệ khung xương hộp kẽm hoặc nhôm
Chú ý: Không dùng hệ xương gỗ vì độ bám dính keo kém và dễ bị thấm nước gây ẩm mốc, mối mọt
Bước 2: Định vị hệ khung xương
Dùng vít (đinh) bê tông để cố định các thanh xương vào tường với khoảng cách 600 – 800mm.
Khi định vị xương với tường phải phẳng để tạo độ khít giữa 2 tấm ốp tường.
Bước 3: Thi công ốp ván nhựa pvc foam
– Dùng keo Titebond quét lên bề mặt các thanh xương. Sau đó ốp ván nhựa pvc foam và giữ định hình giữa tấm với xương để tấm không bị di chuyển.
– Để xử lý mối nối giữa 2 tấm các nhà thi công nội thất có thể dùng nẹp trang trí chữ T.
Hướng dẫn bắn vít thi công tấm pvc foam
Để tạo ra những sản phẩm bền, đẹp từ vật liệu Ván nhựa pvc foam (tấm nhựa PVC, tấm PVC ) thì việc sử dụng đúng các phụ kiện là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Giải đáp những ý kiến thắc mắc của các nhà thi công nội, ngoại thất về cách chọn vít và thi công bắt vít trên tấm nhựa, pvc foam xin hướng dẫn chọn vít phù hợp để thi công trên tấm nhựa PVC:
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại vít được dùng phổ biến:
- Thứ nhất, vít đen có đầu nhọn, bước ren ngắn và thân vít nhỏ. Loại vít này thường sử dụng cho đồ gỗ nên không phù hợp với vật liệu ván nhựa pvc foam
- Thứ hai, vít có đầu phá thường được dùng liên kết tấm pvc foam với kim loại như hộp sắt, hộp kẽm… Do có đầu phá nên độ bám vít kém vì thế không nên sử dụng loại vít này.
- Thứ ba, vít DIN 96 – phụ kiện khuyên nên dùng bởi với đặc điểm bước ren thưa, thân mập, cán chìm nên độ bám rít cao.
Độ dài của vít có các kích thước: 1.5, 2.5, 3, 4, 5, 6, 7, 8cm.
Nếu bắt liên kết bản lề với cánh thì nên dùng vít có độ dài 1.5cm
Nếu bắt liên kết giữa các tấm với nhau nên dùng vít có độ dài từ 5cm đến 8cm.
Hướng dẫn thi công bắt vít trên tấm pvc foam
Dụng cụ: máy khoan bắt vít, vít DIN 96
Quy trình thi công:
- Bước 1: Xác định chiều rộng của tấm để lựa chọn vít có độ dài phù hợp (ví dụ: thanh đỡ có chiều rộng 6cm thì nên dùng vít có độ dài 7cm để liên kết với mặt tấm)
- Bước 2: Xác định các điểm cần bắt vít trên tấm
- Bước 3: Dùng máy khoan bắt vít để liên kết các tấm với nhau và hoàn thiện sản phẩm.
Hướng dẫn sơn lên bề mặt tấm pvc foam
Tấm tiêu chuẩn foamex (PVC Foam, tấm PVC Foam, tấm nhựa PVC) có bề mặt cứng, nhẵn và bóng nên có thể sử dụng trực tiếp để tạo ra các sản phẩm như tủ bếp nhựa, tủ chậu lavabo, ốp tường, ốp trần, bàn ghế…
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm mang màu sắc đa dạng, tinh tế và đẹp mắt hơn, các nhà thi công nội thất có thể sơn phủ trực tiếp trên bề mặt của tấm PVC Foam.
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cách bả và sơn phủ lên bề mặt tấm pvc foam:
Hướng dẫn lựa chọn bột bả:
Có 2 loại bột bả: bả matit và bả lót
Tỉ lệ bả matit: 3 phần bột matit : 1 phần cồn đường : bột đá vừa đủ
Tỉ lệ bả lót: 5 phần NC330 : 1 phần xăng : 1 – 2 phần bột đá mịn
Chú ý: Có thể sử dụng cả 2 loại bả trên tấm nhựa pvc foam.
Hướng dẫn bả:
- Bước 1: Dùng bả matit bả vào các cạnh của tấm pvc foam. Chờ khoảng 30 phút cho lớp matit khô rồi dùng giấy ráp chà vào các cạnh để cho đều và mịn. Để đảm bảo độ mịn và nhẵn cho các cạnh tấm tiếp tục bả matit lần 2 và chờ trong khoảng 30 phút dùng giấy ráp chà cho lớp matit nhẵn mịn.
- Bước 2: Do bề mặt của tấm pvc foam phẳng và nhẵn nên chỉ cần dùng máy chà nhám chà lên bề mặt tấm để tạo độ bám dính cho tấm.
Hướng dẫn sơn:
Dụng cụ: sơn, chất tăng cứng, xăng
Tỉ lệ: 3 phần sơn : 1 phần chất tăng cứng : 2,5 – 3 phần xăng
- Bước 1: Sơn lót, chờ cho lớp sơn lót khô dùng giấy ráp và máy chà nhám chà qua 1 lượt để tạo độ bám dính
- Bước 2: Dùng sơn màu phủ lên lớp sơn lót
- Bước 3: Sau khi lớp sơn màu thứ 1 khô tiếp tục sơn màu lần 2 và hoàn thiện sản phẩm.